Ăn miếng trả miếng - 5
Cập nhật lúc: 2024-08-04 17:08:49
Lượt xem: 1,182
6
Nguyên nhân của sự việc là như thế này.
Bố tôi là tài xế xe công nghệ, hàng ngày đều chở khách đi khắp nơi.
Chiều hôm đó, ông ấy chở một bác gái lớn tuổi đến địa điểm đối phương yêu cầu rồi tiếp tục đón khách.
Tuy nhiên không lâu sau, bố tôi lại nhận được điện thoại của bác gái đó.
Bà ta nói mình để quên một cái túi lớn trên xe của bố tôi và bảo ông ấy nhanh chóng mang nó đến chỗ bà ta.
Thông thường, trong những trường hợp này, khách hàng phải tự đến tìm bố tôi lấy đồ vì lỗi là do họ.
Nhưng bố tôi vốn hiền lành với nhiệt tình nên đã giúp bác gái kia mang túi đến địa điểm mà bà ta chỉ định.
Tuy nhiên, sau khi nhận được túi, bà ta không những không cảm ơn mà còn tố cáo bố tôi lấy trộm tiền của mình và bảo ông ấy giao tiền ra.
Bố tôi không lấy tiền nên tất nhiên không nhận tội, cuối cùng hai bên cãi nhau rồi báo cảnh sát.
(Bò không ăn cỏ bò ngu, đứa nào reup còn ngu hơn bò. Đọc tại page Xoài chua không lắc hoặc MonkeyD)
Bố tôi cuống quýt không biết làm sao nên lập tức gọi điện cho tôi.
Sau khi biết tin, tôi thu xếp cho mẹ rồi đến đồn cảnh sát ngay.
Lúc tôi đến đồn cảnh sát và thấy người gây mâu thuẫn với bố, tôi cũng cạn lời.
Lại là bác gái đã từng lục soát người con gái tôi!
Đây là duyên nợ gì vậy?
Bác gái thấy tôi thì cũng tức giận không kém.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/an-mieng-tra-mieng/5.html.]
"Hay đấy, lại là người nhà của mày. Từ lớn đến nhỏ đều là quân trộm cắp! Mau trả tiền cho tao! Đó là tiền mừng đám cưới của con trai và con dâu tao, hơn ba mươi vạn tệ đấy. Nếu chúng mày không trả thì tao sẽ khiến chúng mày phải ngồi tù mọt gông!”
Nghe vậy, sắc mặt tôi trở nên lạnh lẽo: "Bà nói bố tôi lấy trộm tiền thì có chứng cứ không? Cảnh sát sẽ không nghe từ một phía để quyết định đâu."
"Cần gì chứng cứ? Tao xuống xe cái là phát hiện mình quên túi rồi liên lạc với bố mày ngay. Lúc đó bố mày chưa đón khách nào, trong xe chỉ có mỗi ông ta. Không phải ông ta lấy thì là ai!"
Các đồng chí cảnh sát cũng cố gắng điều tra.
Nghe bác gái nói, họ cũng khuyên bác gái bình tĩnh lại: "Bà thử nhớ lại xem, bà có mang tiền lên xe không? Có thể bà để quên ở khách sạn thì sao? Vì như bà nói, tài xế này không đón thêm khách nào giữa chừng mà vẫn luôn chạy liền tù tì. Nếu ông ấy lấy trộm thì chắc chắn sẽ tìm thấy tiền của bà. Nhưng chúng tôi vừa kiểm tra người và xe của ông ấy nhưng không thấy gì cả."
"Tôi chắc chắn là mình có mang theo! Lúc lên xe tôi còn đếm phong bì trong đó. Sau đó tôi nghe điện thoại nên để quên túi trên xe luôn. Chắc chắn ông ta giấu tiền rồi. Anh cảnh sát vừa nói có đoạn đường nhỏ camera giám sát bị khuất, có thể ông ta đã chuyển tiền ở đó!"
Lời này tôi không tin.
Phẩm chất của bố, tôi biết rõ, ông ấy không phải loại người trộm cắp.
Đối mặt với sự vu khống không có chứng cứ của bác gái, tôi tức giận: "Nếu bà nhàn rỗi thì đi l.i.ế.m bồn cầu đi, đừng ở đây mà lảm nhảm. Ngay cả cảnh sát cũng chưa dám kết luận, bà ở đây sủa cái gì? Trước đây bà không có chứng cứ đã lục soát người con gái tôi, bây giờ lại muốn vu oan cho bố tôi? Không có cửa đâu! Cẩn thận tôi kiện bà tội vu khống!"
Nhưng bất kể chúng tôi nói cái gì, bác gái vẫn một mực khẳng định bố tôi lấy trộm tiền của bà ta.
Trước khi có kết quả điều tra của cảnh sát, bác gái không chịu rời khỏi đồn, thậm chí ngồi bệt xuống đất ăn vạ: "Ôi trời ơi, đó là tiền của con trai và con dâu tôi, mất rồi tôi biết sống sao đây? Nếu không tìm lại được tiền, tôi thà c.h.ế.t quách đi cho xong..."
Cảnh sát thấy tình huống này cũng rất đau đầu, chỉ có thể nhanh chóng điều tra.
May mắn thay, con dâu của bác gái đến.
Sau khi biết rõ sự tình, cô ấy đỡ bác gái dậy: "Được rồi, mẹ đứng dậy đi. Sự việc thế nào thì chúng ta cứ chờ cảnh sát thông báo. Nếu thật sự do tài xế này lấy tiền thì cảnh sát chắc chắn sẽ điều tra ra. Nhưng nếu không phải người ta lấy, chúng ta làm ầm lên như vậy không hay đâu. Lỡ mà vu oan cho người ta thì xấu hổ lắm. Mẹ đứng dậy đi."
Đúng là người trẻ biết lý lẽ.
Nhưng...đột nhiên tôi thấy không đúng!