Bà Đỡ Khó Sinh - Chương 7
Cập nhật lúc: 2024-08-06 15:05:15
Lượt xem: 315
Bình nước chỉ lớn đến vậy, nước chảy ra ngày càng nhiều và to dần lên, nắp bình bị bật tung ra "bụp" một tiếng.
Theo sau đó là những bàn tay, giống như khi còn bé, bắt những con cua nhỏ vào bình, chúng giơ càng kẹp miệng bình từ từ theo dòng nước bò ra ngoài.
Nhưng đây không phải là cua, một bàn tay bò ra trước kéo theo một người phụ nữ tóc tai bù xù, nửa thân dưới đầy m/á/u, bụng nhô lên.
Người xuất hiện đầu tiên chính là cô ngốc mà tôi đã từng gặp.
Cô ta vừa chui ra thì lập tức ngẩng đầu, ánh mắt đầy oán hận nhìn tôi chằm chằm: "Bà Bảy."
Rõ ràng đầu cô ta chỉ bằng miệng bình, nhưng tôi lại sợ đến run lên!
Khi cô ta thoát khỏi miệng bình, cơ thể như gặp nước mà to ra.
Bình nước đã đựng chật kín linh hồn sản phụ, bọn họ cố gắng leo ra khỏi miệng bình chật hẹp. Những tiếng oán hận vang lên.
"Bà Bảy."
"Bà Bảy."
"Bà Bảy."
Một lúc sau, ngày càng nhiều sản phụ thu nhỏ đứng trước miệng bình.
Tôi không biết lấy đâu ra sức mạnh, dùng lực đẩy mạnh đầu thím Tần. Thật sự đẩy bà ta ra ngoài được.
Khi những sản phụ khó sinh này leo ra ngoài, mùi m/á/u tanh dần lan ra trong nhà.
Từng người trong số họ bước chân loạng choạng, giơ hai tay về phía tôi, bụng nhô cao với thai nhi còn động đậy bên trong.
Tôi cố gắng hét lên "Cứu với" "Cháy nhà rồi", nhưng không ai đáp lại.
Thấy những linh hồn sản phụ ngày càng nhiều, tôi liếc nhìn khung cửa sổ mà thím Tần định chui vào, cắn răng chuẩn bị chui ra ngoài từ đấy.
Nhưng khi tôi đưa tay nắm lấy khung cửa sổ, đầu định thò ra ngoài…
Cơ thể bỗng nhiên căng cứng!
Tay mềm nhũn, cơ thể nặng nề rơi xuống đất.
Quay đầu nhìn chiếc bụng nhô lên của những linh hồn sản phụ, lòng tôi chợt thấy xót xa.
Bây giờ họ đã coi tôi là bà nội nên sẽ không tha cho tôi!
Khung cửa sổ đó là cánh cửa duy nhất để tôi sống sót, giống như những đứa trẻ bị mắc kẹt trong bụng mẹ. Chúng cũng chỉ có một lối thoát duy nhất, nhưng đã bị bà nội chặn lại.
Những linh hồn sản phụ này đang bắt tôi trải qua cảm giác bị vây nhốt giống những đứa trẻ .
Khung cửa sổ không đủ rộng cho vai, chỉ lọt mỗi đầu nên không thể thoát ra được.
Chỉ cần tôi chui vào thì sẽ bị mắc kẹt ch/ế/t.
Thấy những linh hồn sản phụ sắp đưa tay ra lôi kéo tôi.
Tôi nhìn khắp căn phòng quen thuộc này, rồi nhìn toàn thân họ đầy m/á/u, lòng tôi dần trở nên bình tĩnh.
Bà nội đã làm điều quá độc ác, đã hại người ta một xác hai m/ạ/ng rồi. Còn sợ người ta xuống âm phủ kiện, nên khâu xác nhốt hồn, để mẹ con họ bị giam giữ dưới chân cầu mãi mãi.
Như thế thì mọi người đi qua cầu chẳng khác nào giẫm họ dưới chân, mãi mãi không thoát ra được.
Nhưng nếu không có bà nội, với lối suy nghĩ của cha mẹ tôi, có lẽ tôi cũng bị cho qua cầu. Bà nuôi tôi như người thế thân, nhưng cũng coi như đã cứu sống tôi một lần.
Nếu phải chuộc tội, vậy thì tôi sẽ làm.
Dù sao thì nhiều mạ/ng người như thế, oán hận tích tụ hàng chục năm, trả giá bằng cách nào?
Tôi nhìn họ, dần dần bình tĩnh lại, nhắm mắt, tựa vào tường.
Chỉ có điều hơi hối hận, buổi chiều nhận được tin bà nội mất, thời tiết nóng bức, có đồng nghiệp nói về việc uống trà sữa trong nhóm. Thực ra tôi cũng rất muốn uống, nhưng nghĩ lại thì một ly trà sữa mười sáu đồng, gần bằng tiền ăn một ngày của tôi nên không dám mua.
Đối với cái thôn này, ngoài bà nội, tôi không còn gì để vướng bận. Chỉ mong tiết kiệm đủ tiền đặt cọc, tự mua một căn nhà bên ngoài, đưa bà nội đến sống một thời gian.
Bà vẫn luôn nói với tôi, không muốn ở lại thôn vì quá nhiều chuyện thị phi.
Có lẽ bà cũng biết nếu ở lại đây lâu thì sớm muộn cũng sẽ bị những linh hồn sản phụ này trả thù.
"Bà Bảy!" Một giọng nói đầy oán hận vang lên bên tai tôi, theo sau là vô số đôi tay lạnh lẽo đè lên người tôi.
Hai đôi tay mạnh mẽ kéo mí mắt tôi lên, vài đôi tay khác kéo miệng tôi ra, giữ chặt lưỡi, không cho tôi phát ra âm thanh nào.
Tôi đột nhiên hiểu ra bà nội ch/ế/t như thế nào.
Vì ngay trước đôi mắt đang căng chặt của tôi xuất hiện một cái bình.
Theo bản năng tay tôi muốn vùng ra nhưng những sản phụ đã giữ chặt hai tay tôi, từng bàn tay nắm chồng lên nhau.
Họ chùm cái bình lên đầu tôi, vì họ cũng muốn sau khi tôi ch/ế/t, sẽ bị giam cầm trong chiếc bình này.
Tôi muốn quay đầu lại nhưng quá nhiều linh hồn sản phụ, đè chặt toàn thân tôi.
Thậm chí không thể nhắm mắt vì mi mắt bị họ kéo ra.
Họ muốn tôi nhìn thấy cảnh mình bị ngạt ch/ế/t.
Gậy ông đập lưng ông!
Khi cái bình đã gần kề đầu tôi, đột nhiên có tiếng khẽ thở dài: “Tha cho cô ấy đi.”
Sau đó một bàn tay thon dài, trắng nõn xuất hiện, nắm lấy cái bình và đặt nó sang một bên.
Thanh niên mặc đồ trắng bất ngờ xuất hiện, anh nhìn tôi với ánh mắt đầy thương cảm.
Anh ta nói với những linh hồn sản phụ: “Oan có đầu, nợ có chủ.”
Những linh hồn sản phụ dường như rất kính trọng anh, từ từ lùi vào góc phòng, rồi biến mất. Chỉ còn lại bình nước với nắp bị bật tung, nước vẫn đang chảy xuống.
Tôi nhìn thanh niên mặc đồ trắng, cảm thấy vô cùng an toàn, cơ thể thả lỏng, dựa vào tường thở hổn hển.
“Đi thôi. Dù các linh hồn đã tha cho cô, nhưng những người trong thôn này vì tránh bị trả thù, vẫn sẽ chôn sống cô thay thế bà nội.” Anh ta nhẹ nhàng vẫy tay, cánh cửa bị khóa tự động mở ra.
Tôi ngước mắt nhìn anh ta: “Tại sao nhất định phải chôn cất tôi? Tại sao anh lại giúp tôi?”
Những linh hồn bé gái gọi anh ta là “Hà Bá”.
Việc anh ta sắp xếp cho tôi đi qua gầm cầu, thực chất cũng để giải thoát cho họ.
Anh ta cười khổ với tôi: “Những linh hồn bé gái bị nhốt, những cái bình giam cầm linh hồn sản phụ. Sau khi cô ngốc bị hại ch/ế/t, ông mù Trần đã đập vỡ và thả ra một ít. Họ đã gi/ế/t bà nội cô trước, rồi đến bà Bốn…”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/index.php/ba-do-kho-sinh/chuong-7.html.]
“Vẫn cách làm trước đây, bà Bốn muốn làm người tốt, dùng phương pháp khâu xác bà nội cô, giam cầm những linh hồn sản phụ trong chiếc áo tơi của bà. Pháp sư già lại đề nghị chôn sống cô cùng với quan tài để áp linh hồn cô cho bọn họ trút giận.
“Như cô cũng thấy, linh hồn của bà nội cô bị những linh hồn sản phụ giam trong bình, không thể đến âm phủ, đương nhiên bà ta không phải chịu những tội lỗi đó. Nếu cô không ch/ế/t thay để gánh chịu, thì tội lỗi sẽ rơi vào những kẻ trong thôn nhờ gi/ế/t bé gái, hoặc những người âm thầm nhờ bà nội cô khiến sản phụ khó sinh ch/ế/t.”
“Nhưng nếu cô không qua gầm cầu, những linh hồn bé gái đó sẽ bị nhốt trong bình dưới chân cầu mãi mãi, không bao giờ được siêu sinh.” Nét mặt anh ta mang vẻ không nỡ, cười khổ nhìn tôi nói: “Tôi đã nghe những oán hận của họ hàng chục năm nên cũng muốn giúp họ một tay.”
“Người trong thôn cô sợ bị báo ứng, chắc chắn sẽ chôn sống cô để những linh hồn sản phụ đó trút giận. Tôi đã cho những linh hồn đi tìm chủ nợ rồi.” Anh ta thấy tôi vẫn không nhúc nhích nên kéo tôi ra cửa: “Đi nhanh đi, nếu chậm một chút, họ sẽ quay lại bắt cô đấy.”
Anh ta không nói tại sao lại cứu tôi.
Nhưng rõ ràng anh không quan tâm đến sống ch/ế/t của những kẻ gây ra tội á/c trong thôn.
Tôi cũng không muốn ch/ế/t, vội vàng lật người dậy, cất bước chạy ra ngoài.
Thanh niên áo trắng còn đưa tôi bình nước đã vơi đi một nửa: “Lúc đầu bình này có nước sông nên họ mới có thể theo vào. Bây giờ nước đã chảy ra ngoài, cô uống nước này vào bụng, họ sẽ không làm phiền cô nữa.”
Miệng tôi khô khốc, nhìn anh ta, cầm bình nước, uống một hơi cạn, rồi chạy ra ngoài.
Đến cửa, tôi quay đầu lại nhìn anh: “Tôi nên gọi anh là gì?”
Nếu thật là Hà Bá sau này tôi sẽ lập bài vị cho anh, sáng tối phải thắp một nén hương.
“Nghiễm Trạch.” Anh ta cười với tôi, ra hiệu bảo tôi đi nhanh.
Nghiễm Trạch...
Trong đầu tôi bỗng lóe lên một ký ức.
Khi còn nhỏ, mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, nhà người khác thường đốt giấy vào lúc chạng vạng để đón tổ tiên về cúng.
Nhưng bà nội lại luôn đợi đến nửa đêm mới dẫn tôi đi.
Không giống như nhà khác đốt giấy suốt dọc đường về, mà lại bày nhiều lễ vật ở đầu cầu, đốt nhiều tiền giấy và nói lời gì đó.
Bà còn chích ngón tay tôi và bà, nhỏ m/á/u lên tiền giấy. Mỗi lần bị chích, tôi khóc thét, bà lại cho tôi một ít đồ ăn, để tôi ngồi một bên ăn còn bà yên tâm đốt giấy.
Mỗi năm vào dịp đó, tôi đều thấy một người thanh niên đứng dưới cầu, ngẩng đầu nhìn lên.
Tôi tưởng anh ta thèm ăn, nên đưa đồ ăn trong tay cho anh ta.
Qua hai ba năm, chúng tôi quen nhau.
Khi bà không chú ý, tôi lén nói chuyện với anh ta, hỏi anh ta là ai, có phải chờ chúng tôi đi rồi mới trộm đồ cúng không.
Anh ta chỉ nói mình là Nghiễm Trạch, không phải muốn trộm đồ cúng, chỉ muốn nghe bà nội nói gì thôi.
Lớn lên, tôi bắt đầu hiểu chuyện, cảm thấy việc này không ổn nên đã kể với bà.
Nghe xong, mắt bà lộ vẻ sợ hãi, không cho tôi đi theo đốt giấy tiền vàng ở đầu cầu nữa.
Thay vào đó, mỗi lần trước khi đốt giấy tiền vàng, bà đều cắt ngón tay tôi, nhỏ m/á/u lên tiền giấy.
Ngay cả bây giờ cũng vậy.
Khi còn đi học, tháng bảy là nghỉ hè, dù có đi làm thêm, bà vẫn gọi tôi về, để tôi nhỏ m/á/u lên tiền giấy rồi bà đem đốt.
Đi làm rồi, nếu không xin nghỉ được, bà sẽ bảo tôi rút ít m/á/u, để trong ngăn đá rồi gửi về qua bưu điện.
Bà giải thích rằng hồi nhỏ tôi khó nuôi nên bà đã hứa gì đó, giờ tôi phải làm như thế để trả ơn.
Bây giờ nghĩ lại, bà đang dùng m/á/u của tôi để cúng những linh hồn dưới cầu, để những linh hồn sản phụ dễ dàng tìm đến tôi!
Nhiều năm trôi qua, tôi lại quên mất Nghiễm Trạch.
Anh ta là Hà Bá nên biết hết mọi chuyện bà nội làm.
Tôi nhìn anh ta, khẽ nói: “Anh nghe bà đốt giấy ở đầu cầu mỗi năm, bà có bao giờ...”
Câu hỏi sau đó tôi không nói ra được.
Có bao giờ cái gì?
Nếu bà nội hối hận, bà đã không nuôi tôi làm thế thân. Nhưng bà cũng biết sợ, sợ cô ngốc thụ thai dưới gầm cầu nơi chôn bình xương cốt, sợ những linh hồn oan khuất biến thành chắt của bà, đến gi/ế/t bà, đến trả thù nhà họ Khổng.
Nên bà nội lại tiếp tục làm nghề cũ, khiến cô ngốc ch/ế/t, một xác hai m/ạ/ng.
Ông mù Trần chắc chắn biết chuyện này nên mới đập vỡ những chiếc bình chứa linh hồn sản phụ, thả họ ra ngoài, cũng coi như là báo thù cho cô ngốc.
Nghiễm Trạch thấy tôi nhớ ra, cười nói: "Đi nhanh đi."
"Cảm ơn!" Tôi lập tức đi ra ngoài.
Tôi rất quen thuộc đường ra khỏi thôn, trừ khi leo qua ngọn núi phía sau, vòng sang thôn khác, nếu không thì phải đi qua cầu.
Bây giờ người ta không vào núi để chặt củi hay gì nữa, cũng không còn đường mòn, rắn, lợn rừng cũng nhiều.
Nhưng nghĩ đến tình hình hỗn loạn ở đầu cầu, chắc chắn có nhiều người canh gác.
Tôi cắn răng, quay người đi về phía sau núi.
Vừa đến sườn núi sau thôn, tôi thấy Khổng Vũ Hiên đứng đó, đang lầm bầm nói chuyện một mình.
Trên mặt không có chút vẻ sợ hãi nào, dường như còn đang cười đùa với ai đó.
Nhưng đối diện anh ta, không có ai cả!
Tim tôi thắt lại, chợt nhớ những bà thím nói, anh ta từng lừa dối cô ngốc trên sườn núi này.
Vừa nãy Nghiễm Trạch còn nói đã để những linh hồn sản phụ đi tìm chủ nợ, trong đó có cả cô ngốc.
Nhìn Khổng Vũ Hiên, tôi nhất thời do dự không biết có nên gọi anh ta không.
Đúng lúc đó, Khổng Vũ Hiên quay đầu nhìn tôi.
Anh ta ngạc nhiên, rồi lập tức hét lên: "Khổng Vũ Miên, sao mày lại ở đây? Pháp sư Hồ đã làm người giấy, viết ngày sinh tháng đẻ, chuẩn bị để người giấy thay thế bà từ trong quan tài đứng dậy, cho mày cõng qua cầu, đến nơi đã chọn để chôn cất. Mày muốn chạy à?”
“Mày phải thay bà chôn cất, nếu không sẽ hại ch/ế/t tao, những người đến thăm bà mỗi năm cũng sẽ bị mày hại ch/ế/t."
Vừa nói, anh ta vừa cầm một cây gậy to như cánh tay trẻ con chạy về phía tôi.
Vậy nên những người đến thăm bà vào mỗi dịp Tết thực ra không phải là để cảm ơn mà là để bịt miệng, sợ bà tiết lộ những chuyện xấu xa ngày trước!
Nghiễm Trạch nói đúng, dùng mạ/ng của tôi đổi lấy mạ/ng của nhiều người trong thôn, trong mắt pháp sư Hồ, lựa chọn thế nào cũng đã rõ ràng.
Khổng Vũ Hiên vừa chạy về phía tôi, vừa la to, tôi đột nhiên thấy buồn cười vì ý nghĩ muốn cứu anh ta vừa rồi của mình.
Một số người làm việc ác, khi bình tĩnh sẽ có cảm giác áy náy.
Như bà nội bình thường cúng Phật, thấy trẻ con luôn cười cho kẹo, đối xử tốt với tôi, bỏ tiền nuôi tôi học đại học.
Nhưng tất cả chỉ để họ cảm thấy lòng mình dễ chịu hơn một chút thôi.
Khi gặp nguy hiểm, họ vẫn sẽ chọn làm điều ác như trước.
Tôi nhìn Khổng Vũ Hiên, cười lạnh: "Anh vừa nói chuyện với ai đấy?"
Khổng Vũ Hiên ngạc nhiên, quay đầu nhìn về phía bên cạnh.
Trên sườn núi vốn dĩ chỉ có mình anh ta, nhưng cô ngốc không biết từ khi nào đã xuất hiện bên cạnh.
Cô ta mang cái bụng nhô to, đang cười ngây ngô với anh ta.
Khổng Vũ Hiên lập tức bừng tỉnh, sợ đến mức hai chân run rẩy, cầm cây gậy định vung tới.
Nhưng từng linh hồn sản phụ với cái bụng to từ sau lưng cô ngốc bước ra.
Cũng giống như với tôi, họ dùng tay căng mắt, kéo miệng, giữ chặt lấy tay anh ta.
Rồi cô ngốc cầm cây gậy, từ từ thọc xuống miệng đang bị kéo căng ra của Khổng Vũ Hiên.
Khổng Vũ Hiên cố gắng mở mắt nhìn tôi như đang cầu cứu.
Lớp vỏ thô ráp của cây gậy cào vào khóe miệng anh ta, m/á/u loãng đỏ tươi chảy ra.
Rồi từng chút một đ.â.m vào...
Tôi chợt nghĩ đến cái ch/ế/t của pháp sư già và lời của Nghiễm Trạch: "Oan có đầu, nợ có chủ."
Tim tôi nghẹn lại, nhanh tay bịt miệng, không để mình kêu lên.
Chỉ trong chốc lát, cây gậy đã thọc vào được một nửa.
Khổng Vũ Hiên bị các sản phụ khó sinh giữ chặt, không thể cử động, chỉ có thể trơ mắt nhìn cây gậy đ.â.m xuyên qua cơ thể mình.
Những linh hồn sản phụ giữ chặt anh ta nhưng ánh mắt lại chằm chằm nhìn tôi.
Cách đó không xa, vang lên tiếng gọi của dân làng, tôi liếc nhìn Khổng Vũ Hiên đang dần không cử động nữa, rồi cất bước chạy nhanh lên núi.