Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

BỐ MẸ TÔI THÍCH SỰ CÔNG BẰNG - Chương 2

Cập nhật lúc: 2024-08-10 16:28:34
Lượt xem: 5,937

2.

 

Nhưng sự công bằng của bố mẹ đôi khi cũng rất linh hoạt.

 

Tết nhất mọi người về quê ăn bữa cơm, nhà bác cả ăn mặc sang trọng hào nhoáng, còn mang về rất nhiều quà Tết cho ông nội.

 

Cả nhà đều khen bác cả hiếu thảo.

 

Chỉ có bố mẹ tôi, bề ngoài thì cũng hùa theo khen ngợi, nhưng quay mặt đi thì lén nói thầm:

 

"Không biết bố nghĩ thế nào? Gia đình anh cả giàu có như vậy, sao không giúp đỡ chúng ta một chút?"

 

Bố tôi đồng tình:

 

"Lúc nào bố chả thiên vị con trai lớn, không giống như chúng ta, luôn luôn công bằng, chắc chắn gia đình mình sẽ cực kỳ hòa thuận."

 

Trên đường trở về nhà, bố mẹ cũng sẽ châm chọc chú ba.

 

"Con trai nó được mặc áo phao mới, còn cô con gái thì mặc áo rách tay."

 

Mẹ tôi nhếch môi, "Đã là thời nào rồi mà còn duy trì tư tưởng trọng nam khinh nữ nữa?"

 

Bố tôi lại nói:

 

"Nó về nhà một chuyến mà chỉ mang theo nửa cân táo, đúng là trò cười. Anh nói với em, có khó khăn thế nào cũng không thể ăn Tết như vậy, anh còn thấy xấu hổ thay nó."

 

Lúc này, bố đột nhiên không nói đến công bằng, không nói đến việc giúp đỡ nữa.

 

Tất nhiên, với ba đứa chúng tôi, sự công bằng của họ vẫn tương đối cố định.

 

Nếu không thì tôi cũng không thể nhiều lần đặt câu hỏi nhưng vẫn tuân theo quy tắc "công bằng" của họ được.

 

Sau khi vào đại học, tôi tạm thời thoát khỏi môi trường "công bằng" đó.

 

Chỉ là mỗi lần nhận học bổng, mẹ luôn để lại cho tôi một phần ba, rồi chuyển hết số tiền còn lại vào thẻ của bà.

 

Cho đến một lần, khi tôi ra ngoài mua sắm với bạn cùng phòng, tôi nhìn trúng một chiếc laptop.

 

"Mua đi mà." Bạn cùng phòng khuyên tôi, "Đã lên năm 2 rồi, trong ký túc xá chỉ có mỗi mình cậu chưa có máy tính thôi, không phải cậu đã nhận học bổng rồi sao?"

 

Edit bởi Ú nu phơi nắng, đứa nào reup sẽ bị ỉa chảy suốt đời!!!

Tôi kể cho bạn cùng phòng về quy tắc "công bằng" trong gia đình tôi, cô ấy không thể tin nổi:

 

"Cậu chia học bổng cho em trai và em gái, thế em trai và em gái có chia gì cho cậu không?"

 

Không, em trai và em gái tôi học kém, hơn nữa một đứa mới học cấp 3, một đứa đang học cấp 2, làm gì có học bổng chứ?

 

"Thế về sau em trai và em gái cậu có nhận được học bổng không? Họ có chia tiền cho cậu không?"

 

"Nếu cậu ốm thì em trai và em gái cũng phải ốm theo sao?"

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/index.php/bo-me-toi-thich-su-cong-bang/chuong-2.html.]

"Hay là khi cậu ốm, bố mẹ cậu còn gửi tiền mua thuốc vào tài khoản của em trai và em gái?"

 

"Cậu ngốc à? Trên đời này làm gì có công bằng tuyệt đối?"

 

"Các nguồn lực thuộc về bố mẹ cậu, chia đều cho ba đứa, thì gọi là công bằng."

 

"Nhưng hình phạt tập thể không gọi là công bằng, bị ép chia sẻ phần thưởng của bản thân cũng không gọi là công bằng."

 

"Người chăm chỉ thì nhận được nhiều, người lười biếng thì nhận được ít, tự mình tận hưởng thành quả lao động của mình, đó mới gọi là công bằng."

 

"Cậu nói em trai và em gái học không tốt, vậy nếu em trai và em gái thi đỗ một trường đại học bình thường, cậu có phải chuyển từ trường đại học danh tiếng xuống học lại ở trường đại học bình thường không, đó là công bằng à?"

 

Tôi bị bạn cùng phòng thuyết giảng cho một đống lý lẽ "công bằng".

 

Cô ấy đắc ý:

 

"Tớ đã bảo là cậu chỉ biết học mà!"

 

Tôi hỏi cô ấy nên xử lý thế nào là tốt nhất.

 

"Cậu sống tốt thì cứ giấu đi. Nếu cậu sống không tốt, thì khóc với mẹ cậu."

 

Bạn cùng phòng gõ đầu tôi, "Cũng không phải là song sinh dính liền, cậu là một cá thể độc lập!"

 

Ban đầu tôi cảm thấy rất áy náy.

 

Tôi nghĩ mình là đứa lớn nhất, được hưởng lợi ích sớm nhất. Nếu không chia sẻ cho em trai và em gái một chút gì thì tôi sẽ cảm thấy có lỗi.

 

Bạn cùng phòng nói tôi bị dở hơi.

 

Lần đầu tiên tôi giấu giếm bố mẹ là khi tôi viết một bài báo, tòa soạn đã gửi cho tôi 500 tệ tiền nhuận bút.

 

Tôi không dám tiêu pha lung tung, mà nạp toàn bộ số tiền ấy vào thẻ ăn của mình.

 

Nhưng đó là lần đầu tiên tôi có tiền mà không cần phải chia ba.

 

Ngày đó, tôi cầm thẻ ăn mà suýt khóc, vì cảm giác tội lỗi trong lòng, cũng vì cuối cùng tôi đã phá vỡ được xiềng xích đã ràng buộc tôi từ nhỏ đến lớn.

 

Việc giấu diếm đã trở nên hợp lý trong một lần nghỉ Tết về nhà, khi em trai tôi nhờ tôi lấy hộ quyển vở.

 

Tôi mở ngăn kéo của nó, phát hiện bên trong có một chiếc vòng vàng sáng loáng.

 

Em trai tôi vội vàng xông đến đóng lại:

 

"Chị đừng gào lên, cái này là do bà nội cho em! Chị có bản lĩnh thì cũng đi lấy lòng bà nội đi."

 

Nhìn xem, không ai trong ba chúng tôi mong muốn công bằng tuyệt đối.

 

Tôi không muốn, em trai cũng vậy, em gái đang mong sớm được ra ngoài làm việc cũng thế.

 

Loading...