Xuyên Về Cổ Đại, Làm Nông Nuôi Con Chồng - Chương 464
Cập nhật lúc: 2024-10-19 08:43:14
Lượt xem: 79
"Ngươi thử xem có hợp tay hay không?"
Tô Mộc Lam nhìn đồ vật mà Bạch Thạch Đường đặt ở bên cạnh giường nàng, ngạc nhiên tới mức trợn to hai mắt.
Đó là một cái nạng….
Giống như nạng ở thời hiện đại, nhưng bởi vì dùng thanh gỗ để làm nên hình dạng hơi có chút kì lạ.
Nhưng được mài rất mịn màng, phần bên trên tiếp xúc với nách để chống đỡ cơ thể cũng được bọc bằng một miếng đệm bông.
Hôm qua khi nhìn thấy Bạch Thạch Đường ngồi đẽo gọt mấy thanh gỗ thì Tô Mộc Lam còn nghĩ là hắn muốn làm thêm mấy vật dụng ở trong nhà, lại không ngờ là hắn lại làm cái này.
Hơn nữa tối hôm qua lúc ăn cơm vẫn là mấy mẩu gỗ rải rác, hôm nay thức dậy đã thành cây nạng hoàn chỉnh, như vậy thì có vẻ như tối hôm qua Bạch Thạch Đường đã thức khuya để làm.
Có vẻ như đối tác chung sống của mình có thái độ làm người không tồi.
Từ sau khi Bạch Thạch Đường trở về, đây là lần đầu tiên Tô Mộc Lam cảm thấy việc hắn trở về có lẽ cũng không phải là chuyện phiền phức mà là một chuyện tốt.
Nhận nạng cầm trên tay, Tô Mộc Lam chống nạng đi thử ở trong phòng, đi qua đi lại vài bước.
"Không tệ, chiều cao thích hợp, khi dùng cũng không quá cố sức."
Tô Mộc Lam khen ngợi một lúc, sau đối nói với Bạch Thạch Đường: "Cảm ơn ngươi, đã quan tâm làm cái này cho ta."
"Trong nhà tuy rằng có người chăm sóc nhưng có đôi khi có những việc không tiện lắm phải tự mình làm." Bạch Thạch Đường nói: "Lúc trước khi ta ở bên ngoài thấy có người dùng cái này, nhìn cũng rất thuận tiện nên liền làm theo."
"Ngươi dùng thuận tay là tốt rồi, vậy thì ta đi trước đây, ta đã dặn dò Thủy Liễu rồi, nếu ta về trễ thì con bé sẽ dẫn đệ đệ và muội muội làm cơm trưa, mì sợi cũng đã chuẩn bị xong rồi, ngươi không cần quan tâm đến chuyện này."
Vân Mộng Hạ Vũ
"Được." Tô Mộc Lam gật đầu.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/index.php/xuyen-ve-co-dai-lam-nong-nuoi-con-chong/chuong-464.html.]
Bạch Thạch Đường ra ngoài, sợ bên ngoài gió lớn nên chỉ khép hờ cửa nhà chính.
Nghe âm thanh đóng cửa lại, Tô Mộc Lam đoán rằng Bạch Thạch Đường chắc là đã đi xa, liền đặt gối đầu ở phía sau để dựa lưng vào, sau đó thoải mái xem sách truyện.
Trà trong tầm tay, thỉnh thoảng lại uống một ngụm.
Nước trà trong lành, nhiệt độ chỉ hơi ấm, lúc chảy xuống cổ họng thì cũng vô cùng thoải mái, Tô Mộc Lam một hơi uống hơn nửa chén, chờ đến lúc gần nhìn thấy đáy thì lại xách ấm trà đang đặt trên bếp lò nhỏ bên cạnh, rót thêm nước trà vào trong chén.
Đau chân đã nhiều ngày nay, bởi vì đi lại vô cùng không tiện nên Tô Mộc Lam ngay cả nước trà cũng không dám uống nhiều.
Dù sao thì với Bạch Thạch Đường cũng chỉ là quan hệ hợp tác, uống nước nhiều thì cần phải đi vệ sinh, lúc đó thì quá xấu hổ rồi.
Mặc dù có mấy đứa Bạch Thủy Liễu cũng ở, nhưng loại chuyện này Tô Mộc Lam cũng ngượng ngùng cho nên đành phải giảm bớt lượng nước canh khi ăn và lượng nước trà khi uống.
Nhưng bây giờ có nạng rồi thì đi chỗ nào cũng thuận tiện hơn nhiều, nên cũng không cần băn khoăn mấy điều đó nữa.
Tô Mộc Lam vui vẻ lật một trang sách trong tay.
Việc kinh doanh của Ngô Ký ở trên trấn vẫn náo nhiệt như bình thường.
Tiền bạc trong tay của phu thê Ngô Trác Viễn và Ngụy thị cũng càng ngày càng nhiều.
Đại Bảo đã được đưa đi học đường trong trấn để đọc sách, Nhị Bảo tuổi còn nhỏ nên đa số thời gian đều chơi ở viện phía sau hoặc là trong nhà, Tống thị cũng hỗ trợ chăm sóc đứa nhỏ.
Trong tay có dư dả tiền bạc thì lại quan tâm đến Ngô Điền Phúc ở nhà không có người chăm sóc, vì vậy liền tìm một chỗ ở trên trấn để thuê cho Ngô Điền phúc làm xưởng đậu phụ.
Như vậy, ăn ở, làm và bán đậu phụ đều ở trên trấn, hai nhà có thể chăm sóc lẫn nhau, bọn nhỏ cũng có thể cùng chơi với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trông coi mấy đứa nhỏ.
Tôn tử của Ngô Điền phúc là Ngô Hòa Niên cũng đi đọc sách ở học đường, còn Ngô Xảo Vân thì thường xuyên ở nhà Ngô Trác Viễn.
Mới sáu tuổi nhưng đã có thể giúp Tống thị làm mấy việc như bê ghế, đưa kim chỉ, nhóm lửa, Tống thị cũng rất thích cô bé.
Ngô Điền phúc làm đậu phụ ngâm nước muối chính hiệu, vốn dĩ đã được mọi người công nhận, bây giờ chuyển lên bán trên cửa hàng ở trấn, không cần bày quầy hàng lúc họp chợ nữa, nên ngày thường mọi người đều tới cửa hàng đậu phụ để mua, việc buôn bán cũng rất tốt.