Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

KHÔNG PHỤ THIỀU HOA - Chương 3

Cập nhật lúc: 2024-10-22 11:59:15
Lượt xem: 673

Tôi đưa điện thoại cho anh ta: 

 

“Bùi Thước, điện thoại của anh.”

 

Anh ta quay đầu nhìn tôi, ánh mắt phúc tạp khó đoán.

 

Thực ra, tôi biết, kiếp trước khi anh ta vừa an ủi tôi rằng sẽ giải thích rõ ràng với Tô Nhụy khi cô ta quay về, anh ta cũng đã nghĩ đến việc dù có điện thoại trong tay, anh ta cũng khó mà quyết định có nghe hay không.

 

Bởi vì khi chuông điện thoại reo, người dẫn chương trình trên sân khấu đã bắt đầu giới thiệu tiết mục của chúng tôi:

 

“Xiếc lụa kết hợp với khiêu vũ và thể thao sẽ mang đến một bữa tiệc thị giác tuyệt vời như thế nào…”

 

Sắp đến lượt chúng tôi biểu diễn rồi.

 

“Tô Nhụy gọi cho anh đấy.”

 

Tôi nhắc anh ta.

 

Một bên là cuộc gọi từ người con gái mà anh ta yêu, một bên là cơ hội vươn lên sau hàng chục năm khổ luyện.

 

Lần này, tôi không can thiệp, để anh ta tự quyết định.

 

Nhưng anh ta lại do dự, nhìn chằm chằm vào điện thoại.

 

9.

 

Mũi tôi đột nhiên cay xè.

 

Xem này, dù anh ta tự lựa chọn, thì cơ hội khó khăn lắm mới có được này vẫn quan trọng đối với anh ta.

 

Trong khoảnh khắc anh ta do dự, những hình ảnh từ kiếp trước, chín tháng bị tra tấn trong bóng tối không lối thoát, lại hiện lên trong đầu tôi.

 

Cơn đau xé lòng và tuyệt vọng khi bị đẩy vào địa ngục vẫn còn rõ mồn một.

 

Tiếng chuông điện thoại vẫn kiên trì vang lên, tôi lại nhắc anh ta:

 

“Tô Nhụy gọi cho anh đấy.”

 

Cuối cùng anh ta cũng đưa ra quyết định, bấm nút nghe điện thoại, vừa nói:

 

“Nhụy Nhụy, anh sắp lên sâ…”

 

Chữ “sân” còn chưa kịp thốt ra, thì đầu dây bên kia vang lên tiếng khóc thảm thiết của Tô Nhụy:

 

“Bùi Thước, anh đừng lo cho em! Em không sao, anh thi cho tốt, cố gắng giành hạng nhất, đừng để Thiều Hoa thất vọng!”

 

Giống hệt với buổi diễn tập của cô ta hôm đó dưới gốc cây hợp hoan trong sân trường.

 

“Kính thưa quý vị, ngay sau đây xin mời thưởng thức tiết mục “Bay lượn” do Bùi Thước và Thiều Hoa biểu diễn!”

 

Tiếng giới thiệu vừa dứt, anh ta đã lao ra ngoài:

 

“Xin lỗi, Thiều Hoa. Nhụy Nhụy đang gặp nguy hiểm!”

 

Tôi nhìn theo bóng lưng anh ta mỗi lúc một xa dần, nhìn anh ta lao về phía hiểm nguy thực sự, rồi quay đầu lại, nắm chặt dải lụa đỏ trong tay.

 

Như thể tôi đang nắm chặt tất cả hy vọng của kiếp này.

 

Tôi một mình bước lên sân khấu.

 

Những động tác nhào lộn, xoay người và treo ngược trên không vốn cần sự phối hợp của hai người đều không thể thực hiện được.

 

Tôi chỉ có thể dựa vào nền tảng vũ đạo của mình, ứng biến và thêm vào vài động tác cá nhân trên dải lụa.

 

Kết quả thì không cần nói.

 

Bị loại một cách thảm hại.

 

Cô giáo Phương rất tức giận, hỏi Bùi Thước đã đi đâu, tại sao cô ấy vừa mới ở hậu trường động viên chúng tôi, nhưng khi ra ghế khán giả lại chỉ thấy mình tôi biểu diễn.

 

“Cậu ta lại đi tìm con bé hư hỏng đó nữa à?!”

 

Tôi không đáp.

 

Cô ấy lập tức hiểu ra, bực tức mắng:

 

“Đồ ngu ngốc! Rồi cậu ta sẽ bị con bé đó hại c.h.ế.t thôi!”

 

10.

 

Giống như kiếp trước, lần này Bùi Thước cũng trở về vào sáng sớm hôm sau.

 

Anh ta trông rất tiều tụy, mắt đỏ ngầu, quầng thâm dưới mắt lộ rõ.

 

Anh ta đưa điện thoại cho tôi:

 

“Gọi cho ông nội đi.”

 

Nhiều năm qua, sau mỗi lần thi đấu hay biểu diễn, tôi đều gọi điện về cho ông ngoại báo tin mừng vào ngày hôm sau.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/khong-phu-thieu-hoa/chuong-3.html.]

 

Lần nào tôi cũng dùng điện thoại của Bùi Thước.

 

Bởi vì ông tôi là một người tàn tật, lại có phần ngốc nghếch, tuổi tác đã cao, kiếm tiền không dễ dàng.

 

Việc ông có thể nuôi sống hai ông cháu chúng tôi đã là cố gắng hết sức.

 

Vì vậy, tôi chưa bao giờ có điện thoại riêng, cũng chưa từng đề cập đến việc mua một chiếc.

 

Nhưng bây giờ, tôi đã phá vỡ thói quen nhiều năm qua và nói với Bùi Thước:

 

“Em đã gọi rồi.”

 

Tối hôm qua, ngay khi rời khỏi sân khấu, tôi đã đi thẳng đến đồn cảnh sát, sau đó mượn điện thoại của cô giáo Phương để gọi.

 

Khoảnh khắc cuộc gọi kết nối, tôi không kìm được mà bật khóc nức nở.

 

Cô giáo Phương tưởng rằng tôi khóc vì buồn tủi khi phải thi một mình và không giành được giải thưởng, vội vàng giải thích với ông nội.

 

Ông nói:

 

“Cháu yêu, đừng khóc. Cháu là giỏi nhất!”

 

Giọng ông có chút lúng túng.

 

“Ông ơi, cháu nhớ ông lắm…”

 

“Ngày mai, ông sẽ đến thăm cháu.”

11.

 

Bây giờ, tôi vòng qua Bùi Thước và thấy bóng dáng còng lưng ngồi trên chiếc xe gỗ ngoài tường rào.

 

Ông nội!

 

Mắt tôi cay xè, nóng hổi.

 

Kiếp trước, sau khi nghe tin tôi bị chết giả ở Myanmar, ông đã vội vàng dùng tay lăn chiếc xe gỗ đến đồn cảnh sát, nhưng bị một chiếc ô tô lao nhanh đ.â.m phải…

 

Quay đầu lại, tôi thấy kẻ gây ra tất cả vẫn đứng nguyên tại chỗ, nhìn về phía tôi.

 

Tôi nắm chặt tay, móng tay đ.â.m vào lòng bàn tay đau nhói.

 

Anh ta thật đáng chết!

 

Vì tình yêu nực cười của mình, anh ta không chỉ căm hận tôi mà còn khiến người thân duy nhất của tội bị liên lụy.

 

Đáng hận hơn, từ đầu đến cuối, anh ta chỉ là một con cờ trong tay Tô Nhụy để đối phó tôi.

 

Thật ra, kiếp trước tôi ngắt cuộc gọi của Tô Nhụy không chỉ vì bảo vệ Bùi Thước, mà còn có một lý do khác—

 

Bố của Tô Nhụy, Tô Kiến Hoa, đã từng sỉ nhục ông nội tôi.

 

Đó là một buổi tối mùa hè bình thường, ông nội ngồi trên chiếc xe gỗ bán bóng bay ven đường.

 

Ông nhận được cuộc gọi của tôi thông báo rằng tôi sắp tham gia cuộc thi.

 

Vì tuổi cao, tai hơi lãng, ông nói chuyện lớn tiếng một chút, lập tức bị Tô Kiến Hoa đánh đạp dã man.

 

Ông ta ngồi trên lưng ông, ghì chặt đầu ông xuống nền xi măng, tát liên tục, vừa đánh vừa chửi rủa.

(Đứa nào ăn cắp truyện của bà dà này thì xứng bị ẻ chảy suốt đời he)

 

Có rất đông người đứng xem, nhưng bên cạnh Tô Kiến Hoa có hơn chục tên côn đồ.

 

Không ai dám đứng ra nói một lời bảo vệ ông.

 

Ông nội tôi, người chân tay bất tiện, chỉ có thể bám sát đất mà kêu cứu:

 

“Cứu tôi với!”

 

“Cứu… Cứu với!”

12.

 

Nếu không phải có một viên cảnh sát đi qua ngăn chặn hành vi bạo lực của Tô Kiến Hoa, thật khó tưởng tượng ông nội tôi sẽ bị đánh đến mức nào.

 

Sau này, khi tôi bị hành hạ gần chết ở Myanmar, chính miệng Tô Nhụy nói cho tôi biết.

 

Lý do Tô Kiến Hoa đánh ông tôi, tất cả đều vì tôi!

 

Cô ta nói:

 

“Ai bảo lão già đó nhận nuôi mày làm gi!”

 

“Trên đời này có bao nhiêu đứa trẻ mồ côi, sao lão già đó lại phải nhận nuôi con của kẻ thù!”

 

Đúng vậy, ông nội không phải ông ruột của tôi.

 

Ông là người trông coi thôn.

 

 

 

Loading...