Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Thái tử học làm mẹ - Phần 4

Cập nhật lúc: 2024-06-13 10:13:19
Lượt xem: 1,330

04

Vào một đêm trăng yên tĩnh, ta nằm dài trên giường, Hách Liên Ngọc ở một bên đọc “Đạo Đức Kinh” ru ta ngủ.

Chỉ vì ta cứ lặp lại một câu: “Lúc ta còn nhỏ, mẫu thân ngày nào cũng kể chuyện ru ta ngủ.”

Hách Liên Ngọc mở cuốn sách cũ ra, đôi mắt sáng ngời, đọc được vài chữ, mí mắt ta bắt đầu giật giật.

Có lẽ là vì lần đầu làm mẫu thân, Hách Liên Ngọc chưa có kinh nghiệm, vừa đọc thỉnh thoảng sẽ kiểm tra ta: “Chấp đại tượng, thiên hạ vãng. Vãng nhi bất hại, an bình thái*. Câu này có nghĩa là gì?"

**[Dịch nghĩa:

Cả đoạn dịch nghĩa là:

Nắm được Dáng mạo lớn, thì thiên hạ đi với.

Đi với mà chẳng thiệt hại, còn được an bình tốt đẹp.

Có nhạc và bánh, khách qua đường dừng lại.

Đạo nói ra khỏi miệng, thì lạt lẽo vô vị làm sao?

Nhìn thì chẳng thấy được, lắng nghe chẳng nghe thấy được, dùng chẳng hết được.

*Giải thích: Dáng mạo lớn (Đại tượng) ở đây chỉ thị Đạo. Đạo tuy là thực tại siêu hình nhưng lại bao quát, chi phối tất cả vũ trụ vạn vật; vì thế Lão Tử cho rằng Đạo có dáng mạo lớn. Mặc dầu ông chỉ nói trống không “Chấp Đại tượng”, nhưng phần sau của câu có chữ “thiên hạ” (mọi người), cho nên chúng ta phải hiểu ông muốn nhắn nhủ nhà cầm quyền. Nếu nhà cầm quyền nắm giữ được Đạo, sống theo Đạo, thì có xướng xuất chương trình hay kế hoạch nào thì tự nhiên toàn dân cùng đi với, cùng hợp tác để chương trình, kế hoạch đó tiến tới thành công. Được toàn dân đi với chỉ có lợi cho cả đôi bên, chứ chẳng có hại gì. Khi nhà cầm quyền và toàn dân đồng lòng sát cánh với nhau, chắc chắn đất nước sẽ được tai qua nạn khỏi, bình an tốt đẹp.

*Nguồn : Fb (Hu).]**

Ta mở đôi mắt trong sáng ngây thơ đáp: “Nếu ôm voi lớn đi du lịch khắp thế gian, thì sẽ không sợ hãi nữa, thiên hạ sẽ thái bình”.

Hách Liên Ngọc hít một hơi thật sâu, nói: “Là cô xem thường ngươi rồi.”

Ngài ấy lật thêm vài trang rồi chỉ vào dòng “Thiên hạ hữu đạo, khước tẩu mã dĩ phẩn. Thiên hạ vô đạo, nhung mã sinh ư giao*.”

**[Cả đoạn là:

Thiên hạ hữu đạo, khước tẩu mã dĩ phẩn.

Thiên hạ vô đạo, nhung mã sinh ư giao.

Họa mạc đại vu bất tri túc.

Cữu mạc đại vu dục đắc.

Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ.

Dịch nghĩa:

Trong thiên hạ có Đạo thì bỏ việc cưỡi ngựa mà đi bón phân ngoài ruộng.

Trong thiên hạ không Đạo thì ngựa và chiến binh sinh ra khắp ngoại thành.

Không có họa nào lớn bằng không biết đủ.

Không có rủi nào lớn bằng tham cầu.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/thai-tu-hoc-lam-me/phan-4.html.]

Cho nên hễ biết đủ thì người ta sẽ luôn đầy đủ vậy.

Giải nghĩa:

🌺 Hi, Chào mừng bạn ghé kênh của team Nhân Trí
Nếu được, hãy cho chúng mình xin 1 bình luận tốt để review và động viên team nha. Cảm ơn bạn 🌺

Lão Tử lấy ý trên nói về cảnh thái bình và cảnh tượng chiến tranh trong xã hội đều có nguyên do từ Đạo, theo đó mà ông cho rằng cái hoạ và cái rủi là do con người ta chưa nhận biết / thấy thế nào là “đủ.” Cái “đủ” của mỗi người mỗi khác nhưng thường thì người ta không nhận biết cái “đủ” kịp thời hoặc không bao giờ biết “đủ”, thế nên luôn bị cái hoạ và cái rủi rình rập, chực chờ vậy!

*Nguồn: Fb (Cổ Hán Văn)]**

Ta buồn ngủ đến mức đọc không nổi chữ, ngơ ngác trả lời: “Có đường, bị phân ngựa lấp đầy. Không có đường thì ngựa sinh ở ngoại thành”.

Hách Liên Ngọc sốc đến mức không nhận ra cuốn sách trên tay mình đã rơi xuống tự lúc nào, ngài ấy tự nhủ: "Trời đất! Không lẽ nàng ấy bị ngốc thật à?"

Ta nhắm nghiền mắt ngủ, nhưng lại bị Hách Liên Ngọc đập bàn đánh thức, ngài ấy bị ta kích thích đến mức đứng ngồi không yên, đi tới đi lui trong phòng, rồi bước tới lay ta dậy.

"Đừng ngủ nữa! Ở tuổi này của ngươi sao có thể ngủ được? Trước hết học thuộc hết “Đạo Đức Kinh” đi, sau đó cô sẽ giải nghĩa cho ngươi!"

Hách Liên Ngọc, ngài thật sự là mẫu thân sống của ta, đỉnh quá, không ai qua nổi ngài rồi?

Bắt ta đọc suốt nửa đêm, Hách Liên Ngọc mới nhớ ra nhiệm vụ tối nay của ngài ấy là ru ta ngủ. Ngài ấy ngượng ngùng hỏi: “Đường Tiểu Khê, trước kia mẫu thân ngươi dùng sách gì ru ngươi ngủ?”

Ta lập tức đứng dậy, lấy ra một bản sao cuốn "Góa phụ ngây thơ và thư sinh thanh tú" từ dưới gối nhét vào tay Hách Liên Ngọc.

Toàn thân Hách Liên Ngọc cứng ngắc, cầm sách như củ khoai tây nóng hổi: "Cái này, cái này, cái này… còn ra thể thống gì nữa!"

Ta sốt ruột nói: “Nhanh đọc đi! Mẫu thân sẽ đọc cho ta nghe.”

Hách Liên Ngọc chỉ có thể lắp ba lắp bắp bắt đầu đọc, nội dung bên trong khiến ngài ấy toát mồ hôi.

Lần này đổi thành ta tấn công, ngài ấy phòng thủ, ta nhắm mắt lại cảm thấy tràn đầy năng lượng, Hách Liên Ngọc càng đọc, giọng nói càng lúc càng nhỏ, ta buồn ngủ ngáp dài.

Có lẽ tưởng ta nhắm mắt lại là đã ngủ rồi, Hách Liên Ngọc chuẩn bị đứng dậy rời đi thì ta mở mắt hỏi: “Sao ngài không đọc nữa?”

Hách Liên Ngọc hồn vía lên mây, ngồi xuống đọc tiếp, giọng đọc sách càng lúc càng nhỏ máy móc đều đặn vang lên.

Sáng ngày hôm sau, Hách Liên Ngọc mang đôi mắt đỏ hoe rã rời đến buổi thượng triều sớm.

Đối mặt với sự nghi ngờ của thái giám Đường Ấn, Hách Liên Ngọc vô thức nói: “Nô gia… Ấy nhầm, đêm qua cô ngủ không ngon nên sáng nay thức dậy hơi trễ.”

"Có cần nô tài đi đánh thức Ngọc Hi Công chúa không ạ?"

Từ cửa cung vọng vào tiếng gào của Thái tử: "Ngươi điên rồi à? Khó khăn lắm cô mới dỗ nàng ngủ được đó có biết không? Truyền lệnh của cô, không ai được đánh thức nàng ấy, ai đánh thức nàng ấy, cô tru di cửu tộc người đó!"

Ta ngáp một tràng, lăn người ngủ tiếp.

Loading...