Gả Cho Lý Đồ Tể - 4
Cập nhật lúc: 2024-10-08 12:19:14
Lượt xem: 1,961
Đang định gõ cửa, thì bỗng nghe thấy giọng nói dịu dàng của nương: “Ông à, không biết Uyển nhi giờ sao rồi nhỉ? Con bé từ nhỏ đã quen tự do phóng khoáng, giờ lên kinh thành rộng lớn như vậy, không biết có bị ai bắt nạt không?”
Một lát sau, phụ thân mới khẽ thở dài: “Bà đừng lo, Uyển nhi lanh lợi hoạt bát như vậy, người kinh thành chắc chắn sẽ thích con bé. Hơn nữa, nó có sinh mẫu che chở, chắc chắn sẽ không chịu thiệt thòi gì.”
Ta không biết mình đã đứng ngoài cửa bao lâu, cuối cùng vẫn quay về phòng. Đồ đạc thì ngày mai lấy cũng được. Lời nói của phụ mẫu cứ văng vẳng bên tai ta suốt cả đêm. Thật lòng mà nói, ta không hề tức giận...
Nhưng ta lại cảm thấy ghen tị và ngưỡng mộ. Bởi vì ta biết, hai người mà ta đã gọi là phụ mẫu suốt mười mấy năm trời, nay đang ở tận kinh thành xa xôi, chắc chắn sẽ không nhớ nhung ta như vậy...
...
“Tỷ tỷ, người ta nói tỷ biết chữ ạ?”
Giọng nói trẻ thơ cắt ngang dòng suy nghĩ của ta khi đang lim dim mắt phơi nắng trong vườn. Ta bỏ chiếc lá đang che trên mí mắt xuống. Một tiểu cô nương tết tóc hai bên, tay cầm một quyển sách, đang đứng im nhìn ta.
Ta nhận lấy quyển sách từ tay cô bé. Chỗ mở ra, đúng là bài thơ “Lữ dạ thư hoài” của Đỗ Phủ: Sao thưa đồng rộng, trăng trôi dòng lớn. Bồng bềnh tựa vật chi, trời đất một con mòng biển.
Bài thơ vốn miêu tả tâm cảnh cô đơn, không nơi nương tựa, nhưng giờ đây, cảnh còn đó mà người đã khác, ta lại đọc ra được một sự tự do, phóng khoáng, vượt lên trên mọi ràng buộc.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/index.php/ga-cho-ly-do-te/4.html.]
Ta hỏi tiểu cô nương: “Muội thích đọc sách sao?”
Tiểu cô nương gật đầu: “Mẹ ta nói đọc sách là việc tốt ạ.”
Ta có chút bất ngờ. Ngay cả ở kinh thành, việc nữ tử đọc sách vẫn chưa được nhiều người chấp nhận, vậy mà nơi thôn quê hẻo lánh này, lại có nữ nhân có tư tưởng tiến bộ đến vậy. Ta kéo tiểu cô nương ngồi xuống gần mình, hỏi: “Muội muốn hỏi ta điều gì?”
Rồi ta kể cho tiêu cô nương nghe đủ chuyện, từ thời thịnh thế nhà Đường đến loạn An Sử, từ lúc Đỗ Phủ còn trẻ đến khi về già.
Một giọt nước mắt rơi xuống lòng bàn tay ta. Mãi đến khi mẫu thân của nó tìm đến, chúng ta mới nhận ra trời đã tối.
Bỗng nhiên, ta dường như đã biết mình nên làm gì. Ta muốn ngắm nhìn non sông gấm vóc, cưỡi ngựa hái hoa, tự do tự tại. Ta cũng muốn gieo mầm tri thức của những trang sách đến khắp mọi nơi. Phận nữ nhi trên đời vốn đã nhiều gian truân, nếu có những trang sách làm bạn, có lẽ cũng vơi bớt phần nào những lúc khó khăn sau này.
Sau khi nghe ta kể về dự định của mình, phụ thân có vẻ hơi do dự.
“Nhưng phụ thân chỉ nghe nói nam tử đến trường mới có thể thi đỗ công danh, nữ tử thì phải 'vô tài là đức'. Con à, phụ thân biết con từng sống ở kinh thành, được đọc nhiều sách vở, khác với những cô gái ở đây. Nhưng không phải ai cũng được như con.”
Trước đây, phụ mẫu luôn né tránh nhắc đến những chuyện của ta ở kinh thành, cứ như thể việc để ta trở về bên họ là một món nợ mà họ không bao giờ có thể bù đắp được. Nay cha lại chủ động nhắc đến chuyện này, có thể thấy việc mở trường học cho nữ giới là một điều vô cùng khó khăn trong suy nghĩ của họ.
Nhưng ta không sợ. Giờ đây, thứ mà ta có nhiều nhất chính là thời gian. Một tháng không làm được, ta sẽ làm một năm. Một năm không làm được, ta sẽ làm mười năm...