Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Mẹ Ơi, Đừng Đâm Sau Lưng Con - Chương 1

Cập nhật lúc: 2024-10-03 19:54:09
Lượt xem: 101

1.

Mẹ tôi luôn thích nói những điều không hay về tôi.

 

Mặc kệ là ở trước mặt người ta hay khi về nhà, bà lúc nào cũng trách móc tôi chỗ này không tốt chỗ kia không tốt.

 

Bà ấy nói tôi thành tích kém, lười biếng, kén ăn, có vô số thói quen xấu.

 

Chủ đề lúc bà ấy tám chuyện với người khác cũng là "Khuyết điểm của tôi".

 

Cứ như chỉ bằng cách này bà ấy mới có đề tài để mà cùng người khác nói chuyện.

 

Mẹ tôi từng nói, bà không muốn để tôi đi đến thành phố, không muốn tôi sống ở nơi bà không nhìn thấy.

 

Bà còn từng có kiểu ý kiến "Nếu tôi đi đại học bà ấy sẽ chuyển đến sống bên cạnh trường đại học của tôi."

 

Cũng may là bốn năm đại học, bà ấy vẫn chưa làm vậy.

 

Nhưng càng không may hơn, là bà ấy gọi điện thoại để kiểm soát hoạt động của tôi hàng ngày, tiền sinh hoạt của tôi cũng chỉ được chuyển nếu tôi hoàn thành mục tiêu bà ấy đề ra.

 

Học hai tiếng ở thư viện, gửi 50 tệ tiền thưởng.

Chạy một vòng một km ở sân thể dục, gửi 50 tệ tiền thưởng nữa.

 

Bà ấy đặt ra những mục tiêu nghiêm khắc, dùng sinh hoạt phí đe dọa tôi, cưỡng ép tôi phải làm theo.

 

Mỗi khi tôi có ý muốn tranh luận cùng bà ấy, bà ấy sẽ bác bỏ tôi bằng giọng điệu dạy dỗ: "Sao tao phải đưa tiền không công cho mày? Mày muốn tiền của tao thì phải nghe lời của tao, như vậy thì có gì là sao? Tao là mẹ mày, tao cũng chẳng nợ mày cái gì cả."

 

Bà ấy luôn biết cách đẩy về phía tôi một bát "súp gà"."

 

“Súp gà cho tâm hồn": thuật ngữ dùng để chỉ những bài giảng đạo lý.

 

Mặt trên viết mấy chữ to đùng: "Đừng bao giờ nghĩ rằng bố mẹ không muốn chu cấp đầy đủ cho con, đó là tất cả những gì bố mẹ có thể cho con rồi."

 

“Công ơn dưỡng dục cao như núi Thái Sơn, bố mẹ sẽ rất buồn nếu thấy con cái không biết thông cảm, không biết biết ơn họ như thế."

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/me-oi-dung-dam-sau-lung-con/chuong-1.html.]

 

Bà ấy nói bà ấy vô cùng đau lòng.

 

Lúc ra trường, bà ấy nhất quyết bắt tôi phải thi giáo viên.

 

Bà ấy vừa phơi đồ vừa hét lớn: "Làm giáo viên không tốt à, không chỉ có công việc ổn định, mà còn có kì nghỉ hè, nghỉ đông, điều kiện tốt như thế, ai mà không muốn"

 

"Thi giáo viên không phải cũng chỉ như bình thường thôi à? Tùy tiện thi cũng đậu, còn sợ khó, có mà mày làm biếng, không muốn nỗ lực thì có ?”

 

Bà ấy nói chuyện đi thi cứ như chuyện uống nước không bằng.

 

Tôi bực bội nói: “Con học mỹ thuật ra, chưa kể giờ thi giáo viên cũng không dễ đậu như thế, một năm được có mấy người đậu đâu chứ.”

 

“Mẹ không hiểu đâu, đừng có xem nó như chuyện đương nhiên nữa."

 

Nghe thấy tôi nói vậy, bà ấy khinh thường khịt mũi: "Sao mà không hiểu? Tao đã đọc báo rồi, các chuyên gia dự báo điểm năm nay sẽ xuống thấp nhất lịch sử đấy

 

Tôi bị một câu này làm cho tức đến bật cười: "Nói mẹ cũng không hiểu, nói làm gian

Bà ấy năm quần áo khô cho tôi, bảo tôi gấp rồi bỏ gọn vào tủ.

 

Tôi thuận tay bắt lấy, đang định gấp thì lại thấy góc áo nào cũng đang ẩm, chưa có khô hẳn.

Tôi đã nói với bà ấy không biết bao nhiêu lần, đừng phơi đồ sát nhau quá, đồ nhiều cũng phải rải cách nhau ra.

 

Nhưng bà ấy lúc nào cũng bỏ lời tôi nói ra sau đầu, còn mắng tôi xen vào chuyện của người khác.

 

Quần áo chưa khô mà nhét vào tủ, lúc lấy ra kiểu gì cũng bốc mùi.

 

Có lần tôi nói với bà ấy áo quần bà ấy lại bốc mùi rồi, rõ ràng bà ấy nghe xong cũng vô thức nhân mũi, vậy mà vẫn có thể cãi lại đồ mình mặc không có mùi gì cả.

 

Chuyện nhỏ nhặt như thế bà ấy cũng có thể thêm mắm dặm muối, đi tọc mạch với người ta, bảo tôi được chiều giờ còn chê bà ấy bẩn.

Lâu dần, tôi cũng không nhắc đến chuyện quần áo này nữa.

 

Không phải là tôi không muốn nói, mà có nói cũng không thay đổi được gì.

 

Loading...