Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Niềm Tin Sụp Đổ - Phần 9

Cập nhật lúc: 2024-11-09 14:14:16
Lượt xem: 4,785

6

 

Ông ngoại ngồi dậy một chút, nhìn ra ngoài cửa sổ nơi một chú chim đập cánh bay xa, nói với tôi: “Những năm qua, ông ngoại đi làm thêm, tích góp được ba vạn, không nhiều nhưng con cầm lấy mà dùng cho đại học.” 

 

Tôi đẩy lại: “Con không cần đâu, ông ơi, tiền này ông giữ mà dùng. Con mười tám tuổi rồi, có thể làm thêm, cũng có thể xin vay vốn học tập. Con tự nuôi sống bản thân được.” 

 

Ông có chút giận, ép tiền vào tay tôi: “Đứa trẻ này sao lại không nghe lời thế, ông bảo con cầm thì con cứ cầm, con là trẻ con, lấy gì mà tự lo cho mình.” 

 

Khóe mắt tôi không thể không ướt. 

 

Sờ vào số tiền trong tay, lòng tôi cảm thấy khó chịu. 

 

Ông ngoại già cả, vẫn phải đi làm cực nhọc vì học phí của tôi, càng nghĩ tôi càng buồn, bật khóc, ôm chặt lấy ông mà khóc không chịu buông tay. 

 

Không biết ông ngoại có khóc không, nhưng giọng ông trở nên khàn đi. 

 

Ông xoa đầu tôi, giọng nhẹ nhàng, mang chút áy náy: “Mặc Mặc, những năm qua, là ông ngoại đã làm khổ con.” 

 

Tôi ngẩng đầu lên, đối diện với đôi mắt đục ngầu của ông, không hiểu vì sao ông lại nói như vậy. 

 

“Ông ngoại, ông đối xử với con rất tốt.” 

 

Nếu không có ông, năm tôi mười ba tuổi có lẽ đã c.h.ế.t trên đường phố, hoặc có thể đã bị người ta bắt cóc. 

 

Chính ông đã cho tôi một mái nhà, cho tôi tình thương ấm áp, kiên quyết bảo tôi phải học hành chăm chỉ vì tương lai có hy vọng. 

 

Ông ngoại lại lắc đầu, những giọt nước mắt lớn tuôn rơi từ khóe mắt, không sao dừng lại được. 

 

“Là ông ngoại, chính ông đã hại con. Từ nay về sau ông sẽ không gọi con là đồ chó nữa, con là đứa trẻ ngoan, không giống mẹ con.” Ông vừa nói vừa xoa đầu tôi, trong mắt đầy vẻ hối hận. 

 

“Ông ngoại, con thích ông gọi con như vậy, con không để tâm đâu.” 

 

Tôi biết có một loại bánh bao tên là “Bánh bao chó cũng không thèm” (Gou bu li bao zi), ông ngoại gọi tôi là đồ chó nhưng không mang ý chửi rủa, khác hẳn với người khác gọi tôi là tạp chủng. 

 

Nghe tôi nói vậy, ông ngoại úp mặt vào đầu gối, khóc thành tiếng. 

 

Năm năm sống cùng ông ngoại, chưa bao giờ tôi thấy ông như vậy. Tôi sợ hãi, nắm lấy bàn tay chai sạn của ông, vừa khóc vừa hỏi: “Ông ơi, ông làm sao vậy? Có chuyện gì phải không?” 

 

Tại sao ông cứ xin lỗi tôi mãi và khóc đau lòng như thế. 

 

Tôi biết ông vì giận mẹ tôi nên ban đầu không thích tôi, mới gọi tôi là đồ chó, nhưng tôi không để ý. Tôi biết rõ ai yêu thương mình, ai không yêu. 

 

Ông ngoại khóc một lúc, rồi làm như không có chuyện gì, lau mặt và không giải thích gì: “Không có gì đâu, ông già rồi, chỉ sợ sau này không còn được gặp con nữa, muốn xin lỗi con một lần, con đừng giận ông.” 

 

Tôi lắc đầu: “Ông ơi, con không giận ông, thật mà, ông hãy đợi con, đợi con tốt nghiệp đại học, con sẽ đưa ông đi cùng.” 

 

Ông cười khổ, không nói gì, chỉ nắm c.h.ặ.t t.a.y tôi trong lòng bàn tay ông, không nỡ buông ra. 

 

Ngày hôm sau khi khoản vay học tập được duyệt, tôi rời nhà đi nhập học. 

 

Tôi muốn đi sớm để ổn định rồi tìm một công việc làm thêm. 

 

Tôi cần kiếm tiền, học phí cần tiền, khoản nợ với Tần Đông cần trả, và đưa ông ngoại lên thành phố cũng cần tiền. 

 

Tôi tìm được hai công việc, bán trà sữa và thợ phụ công trình. 

 

Tôi chọn công việc thứ hai. 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/niem-tin-sup-do/phan-9.html.]

 

Thợ phụ công trình có thể được trả công theo ngày, lại có mức lương cao, mỗi ngày được ba trăm tệ. 

 

Trước khi vào học, tôi có thể làm thêm vài ngày. 

 

Mỗi ngày tôi vác xi măng, sơn phết, bận rộn không hề cảm thấy mệt, ngược lại còn thấy tràn đầy nhiệt huyết. 

 

Nhưng tôi chỉ làm chưa đầy tám ngày thì nhận được cuộc gọi từ trưởng thôn, trong điện thoại ông nói rằng ông ngoại tôi đã xảy ra chuyện. 

 

Ông không nói rõ là chuyện gì, chỉ giục tôi về nhanh xem sao. 

 

Tôi xin phép nghỉ, vội vã bắt tàu về nhà. 

 

Suốt dọc đường, lòng tôi thấp thỏm không yên, hy vọng chuyến tàu nhanh hơn một chút. 

 

Tôi nghĩ rằng, có lẽ ông chỉ bị ốm, hoặc không may ngã khi làm việc. 

 

Nhưng không ngờ, khi rẽ vào con ngõ nhỏ, tôi đã nhìn thấy lá cờ dẫn hồn treo trước cửa nhà. 

 

Một dự cảm đáng sợ bao trùm toàn thân, tôi bủn rủn ngã quỵ xuống đất. 

 

“Mặc Mặc à, sao cháu lại về trễ vậy, ông ngoại cháu, ông ấy đã mất từ đêm qua rồi.” Trưởng thôn nhìn thấy tôi, nói với tôi tất cả. 

 

Đầu tôi bắt đầu ong ong, bên tai như có thứ gì đó nổ tung, chẳng còn nghe thấy gì nữa. Tôi lảo đảo đứng dậy, từng bước từng bước nặng nề đi về phía nhà, cho đến khi vào tới gian chính. 

 

Tôi nhìn thấy một chiếc quan tài sơn đen. 

 

Trong quan tài, là ông ngoại của tôi. 

 

Tôi vén tấm vải trắng trên mặt ông, nhìn rõ khuôn mặt của ông ngoại. 

 

Mặt ông tái xanh, râu ria dính đầy m.á.u tươi. Tôi run rẩy, sờ lên gương mặt ông, dùng tay áo lau những vết máu. 

 

Nhưng vết m.á.u đã khô, không sao lau sạch được. 

 

“Dậy đi, ông ơi, ông mau dậy đi, là con đây, Mặc Mặc đây.” 

 

Hàng xóm xung quanh bắt đầu kéo tôi ra. 

 

Bị kéo ra, tôi như phát điên lao lên, ôm lấy quan tài, mặc kệ mọi người kéo thế nào cũng không chịu buông, khóc nức nở. 

 

“Ông ơi, ông đã hứa sẽ đợi con kiếm đủ tiền, sẽ cùng con lên thành phố, ông nói mà không giữ lời.” 

 

Tôi bám lấy quan tài, khóc thảm thiết đến tận trời. 

 

Những hàng xóm từng ghét tôi, mắt cũng đỏ hoe, không kìm được mà rơi nước mắt. 

~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~

 

Tôi nắm tay một bà bác, hỏi bà, ông ngoại tôi vẫn khỏe mạnh, sao đột ngột mất như vậy. 

 

Bà bác lắc đầu, ngập ngừng nói: “Cháu, cháu cứ đi hỏi mẹ cháu đi.” 

 

Tôi không đi hỏi bà ta. 

 

Tôi quỳ trong linh đường năm ngày. 

 

Nghe được những lời đồn đại, tôi cũng dần hiểu ra mọi chuyện đã xảy ra. 

 

Loading...