Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Mạnh Thu - Chương 3

Cập nhật lúc: 2024-11-08 09:43:55
Lượt xem: 1,255

Đúng vậy, ta không thể hành động nông nổi, ta phải chăm sóc tốt cho tiểu công tử để chờ ngày sau.

Tiểu công tử ngoan ngoãn nằm trong vòng tay ta, không khóc cũng không làm loạn. Ta không dám lau sạch mặt cho cậu, chỉ dùng khăn chấm nhẹ lên đôi mắt và đôi tay, mong sao dễ chịu hơn.

Ta định ở lại thu xếp tang sự cho Ôn phủ rồi mới đi, nhưng lão ăn mày khuyên ta nên rời đi sớm, vì tiểu công tử không thể chịu được sự dò xét. Ông sẽ thay ta lo liệu chuyện hậu sự.

Ta đưa cho ông một thỏi bạc, nhờ ông dù không thể chôn cất người trong Ôn phủ chu toàn, ít nhất cũng lo được nơi yên nghỉ và quan tài tươm tất.

Sáng hôm sau, ta bế tiểu công tử lên xe ngựa rời khỏi thành, đến Hoa Tuyền – một huyện nằm ở phía bắc Giang Nam.

Ta từng nghe lão gia nhắc về nơi này, bảo rằng nơi đây người dân chất phác, địa linh nhân kiệt*.

(*)“Địa linh nhân kiệt” (地靈人傑) là một thành ngữ có ý nghĩa ca ngợi vùng đất có khí chất tốt lành, nuôi dưỡng nên những con người tài giỏi, xuất chúng.

Trên đường đi, tiểu công tử không nói lời nào, ta cũng chẳng biết phải nói gì với cậu bé. Mãi cho đến khi ta thuê được một căn nhà nhỏ, dọn dẹp sạch sẽ rồi vào bếp nấu cháo, cậu bé mới uống một ngụm, rồi hỏi: “Mạnh Thu tỷ tỷ, phải chăng Ôn phủ đã không còn?”

Ta siết chặt vạt áo, khẽ gật đầu.

“Vậy còn phụ mẫu, còn tỷ tỷ của ta, tất cả họ đã mất rồi sao?”

Ta lại gật đầu, cảm thấy bản thân như đang làm một điều nhẫn tâm nhất trên đời.

Tiểu công tử mím chặt môi, đôi mắt đã đỏ hoe, lồng n.g.ự.c nhỏ không ngừng phập phồng.

Ta nhẹ nhàng vỗ vai cậu, dịu dàng nói: “Muốn khóc thì cứ khóc đi, khóc rồi sẽ nhẹ lòng hơn.”

Cuối cùng, cậu bé không kiềm nén nữa, gục xuống bàn mà khóc nức nở, tiếng khóc thấu tâm can.

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/manh-thu/chuong-3.html.]

“Sau này… ta sẽ là tỷ tỷ của đệ.”

“Vì để minh oan cho Ôn phủ, chúng ta phải sống tốt, sống để chờ ngày kẻ ác nhận báo ứng.”

Dù chưa tròn sáu tuổi, theo lẽ thường thì khó mà hiểu hết lời ta nói, nhưng sau cơn hoạn nạn này, cậu bé đã không còn ngây thơ như bao đứa trẻ khác nữa.

Trước khi ta quay về huyện Chiếu Thủy, tiểu thư đã đưa ta hai tấm ngân phiếu, tổng cộng là một trăm lượng bạc. Với nhà giàu thì chẳng đáng kể, nhưng với dân thường thì đây là số tiền lớn.

Trừ chi phí đi lại giữa huyện Chiếu Thủy và từ Vân Châu đến Hoa Tuyền, ta còn lại tám mươi bảy lượng hai trăm văn tiền. Để an toàn, ta chọn sống ở hẻm Bách Phúc, gần nơi ở của quan phủ, mỗi tháng tốn hai trăm văn tiền thuê nhà. Dù đắt hơn một chút, nhưng ở đây, bọn lưu manh thường không dám đến quấy nhiễu, lại gần thư viện.

Ta còn tìm cho tiểu công tử – giờ nên gọi là Mạnh Chiếu – một thư viện tốt nhất, học phí mỗi tháng là một trăm văn tiền.

Cộng thêm chi phí ăn uống, quần áo, bút mực giấy nghiên, mỗi tháng cần khoảng sáu trăm văn tiền. Nhưng như vậy là tốn nhiều quá, ta cắt giảm phần của mình, tính lại còn năm trăm văn tiền mỗi tháng là vừa.

Một trăm lượng bạc đủ để chúng ta sống mười lăm năm. Nhưng vẫn chưa đủ, bởi sau này, khi Mạnh Chiếu trưởng thành, ngoài khoa cử, còn nhiều việc quan trọng cần đến tiền. Ta ở nhà không làm gì cũng chẳng ổn, vậy nên quyết định ra ngoài kiếm thêm chút đỉnh.

Suy đi tính lại, ta dự định mở một tiệm mì.

Ngày trước, phụ mẫu ta cũng có một tiệm mì nhỏ ở chợ quê. Từ khâu nhào bột đến nấu nước dùng đều có bí quyết riêng, mì nhà ta vừa ngon lại vừa nhiều, nhờ vậy mà buôn bán khấm khá, tích cóp được chút ít của cải. Nhưng kể từ khi huynh trưởng mê cờ bạc, gia sản bị tiêu tán trong vài ngày ngắn ngủi, phụ mẫu vì đau lòng mà qua đời.

Ta mới bốn tuổi đã biết phụ giúp trong tiệm mì, về sau vào Ôn phủ, cũng thường làm mì cho tiểu thư và các tỷ muội cùng ăn.

Chiều hôm ấy, ta dạo một vòng quanh phố, thấy một cửa tiệm nằm đối diện với thư viện đang cho thuê, mỗi tháng một lượng bạc, bàn ghế bếp núc có đủ, ta chỉ cần lo nguyên liệu.

Còn một tiệm khác ở gần cầu Thiên Kiều, phía đông thành, nơi đây người qua lại tấp nập, thuê mỗi tháng chỉ sáu trăm văn tiền. Nhưng tiệm nhỏ và sơ sài, cần phải bỏ thêm gần một lượng bạc để sắm sửa.

Cuối cùng, ta quyết định chọn tiệm đối diện thư viện. Suy tính kỹ lưỡng, nơi này mỗi ngày có đông học trò qua lại, dù xung quanh có không ít quán ăn, nhưng chưa có quán nào chuyên bán mì. Quan trọng hơn, ta có thể đưa đón Mạnh Chiếu mỗi ngày.

Loading...