Shopee Chạm để tắt
Lazada Chạm để tắt

Nàng Dâu Nhà Nông - Chương 7

Cập nhật lúc: 2024-11-14 08:16:05
Lượt xem: 706

Phải biết trước đây trường tư thục tốt nhất trong huyện, một năm học phí cũng chỉ hai mươi lượng, đó là nhà đã bán hơn phân nửa ruộng mới có đủ. 

Ta sống mười mấy năm, đó là lần đầu tiên được nhìn thấy ngân lượng. 

Nhưng bây giờ, nhà ta không còn ruộng để bán nữa rồi.

Ta lắp bắp, nói năng không còn lưu loát: "Vậy, vậy phải làm sao?"

Chị dâu không trả lời câu hỏi của ta, chỉ dặn dò ta đừng nói cho cha mẹ biết. 

Nhưng sau khi khỏi bệnh, nàng bắt đầu bận rộn.

Nàng dạy ta với tốc độ nhanh hơn. 

Sau một trận bệnh nặng, nàng không còn cứng nhắc, giữ kẽ như lúc mới đến nữa, mà trở nên gần gũi hơn rất nhiều, còn thường xuyên nói những câu bông đùa.

Ví dụ như khi ta viết sai chữ, nàng sẽ nói: "Tiểu Hòa này, muội nói cái ghế thiếu một chân thì muội có dám ngồi không?"

Ta lắc đầu, nàng liền chỉ vào chữ ta viết mà nói: "Vậy chữ thiếu tay gãy chân thế này, sao muội lại dám viết lên giấy?"

Nhưng kỳ lạ là, sau khi nghe những lời chế giễu kỳ quái của nàng, những chữ đó cùng với nội dung sách vở lại in sâu vào trong đầu ta.

Ngoài dạy huynh trưởng và ta, nàng còn dành nhiều thời gian để viết chữ. 

Cứ tích góp được mười ngày nửa tháng, nàng lại ra ngoài một chuyến. 

Sau này, khi ta đã biết chữ, nàng liền dẫn ta đi cùng.

Lúc này ta mới biết, thì ra nàng vẫn luôn nhận việc sao chép sách bên ngoài. 

Công việc này trước kia huynh trưởng cũng từng làm, nhưng sau này, tiên sinh dạy học cho huynh ấy với tốc độ ngày càng nhanh, huynh ấy không còn thời gian làm nữa.

Bây giờ ta đã đi học, cũng hiểu được một số quy tắc của những nhà giàu có, bèn tò mò hỏi: "Chẳng phải người ta nói đồ vật do nữ tử viết không thể dễ dàng mang ra ngoài hay sao? Chị dâu làm vậy có ổn không?"

Nàng đắc ý cười cười, đưa sách cho ta: "Muội nhìn kỹ xem, đây là bút tích của ai? Đây là do huynh trưởng muội chép, có liên quan gì đến ta?"

Thì ra nàng đã bắt chước bút tích của huynh trưởng để chép sách bán, lại còn bán cho chính hiệu sách mà trước kia huynh trưởng từng bán.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.me - https://monkeyd.me/nang-dau-nha-nong/chuong-7.html.]

Thế nhưng, chép một quyển sách được sáu mươi văn, một tháng chép năm quyển cũng chỉ được ba trăm văn. 

So với ở nông thôn thì số tiền này rất nhiều, nhưng so với ba mươi lượng thì chẳng đáng là bao.

Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD

Ta xấu hổ cúi đầu: "Chị dâu, xin lỗi, muội biết chữ rồi nhưng vẫn chưa thể chép sách được."

Nàng vỗ vỗ đầu ta: "Mẹ can đảm như vậy, huynh trưởng muội cũng là người biết tự phấn đấu, sao muội cứ động một tí là cúi đầu, ngẩng đầu lên nào. Chị dâu dẫn muội ra ngoài là để học hỏi đấy."

Ban đầu, chúng ta đi dạo rất nhiều cửa hàng, đủ loại hình kinh doanh. 

Sau đó, chị dâu chỉ dẫn ta đi dạo các tiệm vải, còn bảo ta sờ sờ vải, hỏi ta so với vải dệt ở trong thôn thì như thế nào.

Trong thôn có mấy nữ nhân đảm đang biết dệt vải, một năm có thể kiếm được một hai lượng bạc cho gia đình, rất được coi trọng. 

Mẹ ta từng có ý định cho ta học, nhân lúc khen ngợi mấy vị thím kia đã cho ta sờ vải của họ. 

Trong huyện có năm tiệm vải, vải của họ chỉ tương đương với hai tiệm kém nhất.

Chị dâu hài lòng gật đầu: "Chỉ cần không kém hơn cả năm tiệm là được."

Cuối cùng, chúng ta không mua vải, mà lại mua mấy bó chỉ thêu đủ màu sắc. 

Sau khi về nhà, nàng đưa cho ta năm trăm văn, bảo ta lặng lẽ tìm một người thím có quan hệ tốt để mua một tấm vải.

 

Trọn bảy ngày, ta theo sau chị dâu làm phụ tá, học cắt may một chút, học thêu hoa một chút, mệt đến nỗi lưng cũng không thẳng nổi, mới vội vàng hoàn thành ba bộ y phục với kích cỡ từ nhỏ đến lớn. 

Nói ra cũng lạ, rõ ràng y phục bán ở tiệm vải cũng có thêu hoa, nhưng những hoa văn mà chị dâu thêu trông lại khiến người ta rung động hơn, nhìn không thể rời mắt được.

Ta đoán chị dâu muốn bán y phục, quả nhiên nàng dẫn ta đến tiệm vải có chất lượng vải kém nhất trong huyện. 

Vừa mở lời, nàng đã ra giá một bộ y phục là hai trăm văn.

Phải biết rằng một tấm vải có thể may sáu bộ y phục, trừ đi năm trăm văn tiền vải và kim chỉ, sáu bộ đó chính là gần bảy trăm văn tiền lời. 

Theo tiến độ của ta và chị dâu, một tháng có thể làm mười hai bộ, nếu kéo thêm mẹ vào, hai mươi bộ cũng không thành vấn đề. 

Vậy một tháng có thể kiếm được hai nghìn ba trăm văn, một năm chính là hai mươi tám lượng, vậy là tiền lộ phí của huynh trưởng đã đủ rồi.

Loading...